Nguyên nhân Chiến_tranh_Nga-Nhật

Sau cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868, chính phủ Minh Trị đã lao vào một nỗ lực hấp thụ ý tưởng, các phong tục và các tiến bộ công nghệ của phương Tây. Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã trỗi dậy từ một nước cô lập và tự chuyển đổi thành một quốc gia hiện đại chỉ trong một thời gian khá ngắn. Người Nhật mong ước giữ gìn chủ quyền và đồng thời cũng được công nhận là một nước ngang hàng với các cường quốc phương Tây.

Nga, một trong những nước đế quốc lớn, có tham vọng ở phía Đông. Cho đến cuối thập kỷ 1890, nước này đã mở rộng biên giới ở Trung Á đến Afghanistan, sáp nhập các quốc gia khác trong quá trình đó. Đế quốc Nga trải dài từ Ba Lan ở phía Tây đến bán đảo Kamchatka ở phía Đông[4]. Với việc xây dựng tuyến đường sắt Xuyên Siberia đến cảng Vladivostok, Nga hy vọng có thể củng cố hơn nữa ảnh hưởng và sự hiện diện của mình tại vùng này. Đây là điều Nhật Bản vô cùng lo ngại, vì họ coi Triều Tiên (và một phần nào đó với Mãn Châu) như một vùng đệm an toàn. Nga đang tìm kiếm một cảng không đóng băng tại Thái Bình Dương cho hải quân cũng như thương mại biển. Hải cảng Thái Bình Dương mới mở tại Vladivostok là cảng duy nhất của người Nga và chỉ có thể mở cửa vào mùa hè; nhưng Cảng Lữ Thuận có thể mở cửa được cả năm. Từ khi kết thúc Chiến tranh Thanh-Nhật đến cuộc đàm phán vô ích năm 1903 giữa chính phủ Sa hoàng với Nhật Bản, Nhật Bản chọn chiến tranh để bảo vệ đất nước bằng cách duy trì quyền thống trị tuyệt đối tại Triều Tiên, trong khi các nước châu Âu hy vọng đế quốc Nga sẽ thắng.

Các chiến dịch sau này, trong đó quân đội Nhật Bản non nớt liên tục giành chiến thắng trước quân đội Nga, là một bất ngờ đối với giới quan sát quốc tế. Những chiến thắng này, khi thời gian dần chứng minh, làm chuyển biến mãnh liệt cán cân quyền lực ở Đông Á, đem đến cho Nhật Bản một vị thế mới trên sân khấu thế giới. Những điều kiện ràng buộc mất mặt sau thất bại gia tăng bất mãn trong công chúng Nga với chính phủ Sa hoàng vô tích sự và tham nhũng và là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc Cách mạng Nga 1905.

Chiến tranh Thanh-Nhật

Chính phủ Nhật Bản coi Triều Tiên, địa chính trị gần gũi với Nhật Bản, là một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. Người Nhật muốn, ít nhất, giữ Triều Tiên độc lập dưới ảnh hưởng của Nhật. Việc quân Nhật đánh bại quân Thanh sau này trong Chiến tranh Thanh-Nhật dẫn đến Điều ước Shimonoseki, theo đó triều đình Mãn Thanh buông bỏ quyền bá chủ với Triều Tiên và nhượng lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông (Cảng Lữ Thuận) cho Nhật Bản.

Tuy vậy, Đế quốc Nga cũng có tham vọng của riêng mình đối với vùng đất này thuyết phục ĐứcPháp gây áp lực với Nhật. Vì Tam cường can thiệp, Nhật Bản phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lại một khoản đền bù tài chính lớn hơn.

Sự xâm phạm của Nga

Tháng 12 năm 1897, một hạm đội Nga xuất hiện ở cảng Lữ Thuận. Sau 3 tháng, năm 1898, một hiệp định được ký kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga theo đó Nga được thuê cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng nước xung quanh. Nó còn được thỏa thuận rằng hiệp định này có thể được mở rộng bằng sự đồng ý của đôi bên. Người Nga tin tưởng rõ ràng rằng đây là cách mà họ không mất thời gian xâm chiếm và cảng Lữ Thuận vững chắc là hải cảng nước ấm duy nhất của họ ở bờ biển Thái Bình Dương, và có giá trị chiến lược quan trọng. Một năm sau, để củng cố vị thế của mình, Nga bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân (Harbin) qua Thẩm Dương (Phụng Thiên) đến cảng Lữ Thuận. Sự phát triển của đường sắt là yếu tố góp phần dẫn đến cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và các ga tại Thiết Lĩnh và Liêu Dương bị đốt cháy. Người Nga cũng tìm đường vào Triều Tiên, đến năm 1898, họ nhận được nhượng bộ về khai mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp LụcĐồ Môn (Tumen),[5] khiến cho người Nhật quan ngại sâu sắc.

Cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn

Nga và Nhật đều tham dự vào Liên quân tám nước được gửi đến dẹp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và để giải vây cho công sứ các nước đang bị bao vây tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Như các quốc gia thành viên khác, người Nga gửi quân đến Trung Quốc, đặc biệt là Mãn Châu để bảo vệ lợi ích của mình.[6] Nga đảm bảo với các cường quốc khác rằng họ sẽ bỏ trống vùng đất này sau cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, năm 1903, người Nga vẫn chưa đưa ra một lịch rút quân nào [7] và thực tế còn củng cố thế đứng của mình tại Mãn Châu. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1903, Sa hoàng Nikolai II ra lệnh loại trừ ảnh hưởng của "ngoại bang" vào vùng Mãn Châu và dốc sức xây dựng quân lực Nga ở Viễn Đông[8].

Đàm phán

Itō Hirobumi - một chính khách Nhật Bản, bắt đầu đàm phán với người Nga. Ông tin rằng Nhật quá yếu để có thể đánh đuổi Nga bằng biện pháp quân sự, vì vậy ông đề xuất trao quyền kiểm soát Mãn Châu cho Nga để đổi lấy việc Nhật Bản kiểm soát Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Nhật Bản và Anh đã ký hiệp ước Liên minh Anh-Nhật năm 1902, người Anh muốn hạn chế đối thủ hải quân của mình bằng cách giữ các cảng biển của Nga ở Thái Bình Dương như Vladivostok và Lữ Thuận không được sử dụng triệt để. Liên minh với Anh Quốc có nghĩa rằng nếu bất kỳ quốc gia nào liên minh với Nga trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào với Nhật, thì nước Anh sẽ tham chiến về phe Nhật. Nga không thể nhận sự giúp đỡ từ cả Đức lẫn Pháp thêm nữa vì sự nguy hiểm của việc nước Anh tham chiến. Với một liên minh như thế, Nhật Bản cảm thấy có thể tự do khai chiến, nếu cần thiết.

Vào ngày 23 tháng 6 năm 1903, Thiên hoàng Minh Trị chấp thuận rằng Nhật Bản phải gây chiến với Nga nếu cần thiết.[8] Ngày 28 tháng 7 năm ấy, Công sứ Nhật Bản tại Sankt-Peterburg được chỉ thị thể hiện quan điểm của nước mình chống lại kế hoạch củng cố Mãn Châu của Nga. Quan hệ thương mại bị cắt đứt và tình hình lên tới mức ngày 13 tháng 1 năm 1904 nhờ đó Nhật Bản đề xuất một công thức mà Mãn Châu nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nước này và tương tự với tìm kiếm một tuyên bố tương tự liên quan đến các từ bỏ các lợi ích của Nga tại Triều Tiên. Cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1904, không có lời đáp lại chính thức nào được gửi đi và ngày 6 tháng 2, Công sứ Nhật Bản là Kurino Shinichiro, thăm Bộ trưởng Ngoại giao Nga là Bá tước Lamsdorf, để thông báo mình sẽ về nước.[9] Nhật Bản cắt đứt quan hệ ngoại giao ngày 6 tháng 2 năm 1904.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nga-Nhật http://www.csmonitor.com/2005/1230/p04s01-woap.htm... http://books.google.com/books?id=9J9Dt6EQHs8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=Jr8CAAAAYAAJ&dq=%... http://books.google.com/books?vid=ISBN1873410867&i... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=990... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9C0... http://rus-sky.com/history/library/w/w01.htm http://rusnavy.com/history/hrn10-e.htm http://www.russojapanesewar.com/ http://www.upi.com/NewsTrack/Top_News/2006/06/16/m...